Hướng dẫn đóng phạt Vi phạm Giao thông bằng nhiều hình thức phù hợp

5/5 - (8 bình chọn)

Bạn phải đóng phạt vi phạm giao thông nhưng bạn không biết sẽ nộp tại đâu ?
Nộp phạt vi phạm giao thông tiến hành như thế nào ?
– Nộp phạt vi phạm giao thông như thế nào cho đúng quy định luật ?

Hiện nay, theo qui định có 03 hình thức nộp phạt vi phạm giao thông và cách thức tiến hành rất đơn giản. Bạn nên tìm hiểu để lựa chọn hình thức đóng phạt một cách phù hợp dễ dàng, nhanh chóng.

Xem thêm: Các thủ tục nộp phạt vi phạm hành chính khác liên quan công an.

1. Đóng phạt vi phạm giao thông tại chỗ:

Theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”

Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

[…] c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.”

Trong trường hợp này công dân có quyền nộp phạt luôn tại chỗ mà không cần đến Kho bạc.

2. Nộp tại kho bạc Nhà nước:

Theo khoản 2 Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm a, b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP

“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

2…..Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.”

Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;

b) Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;”.

Theo đó, Cảnh sát giao thông sẽ ghi tài khoản Kho bạc Nhà nước hoặc hướng dẫn địa điểm của Kho bạc Nhà nước để công dân vi phạm pháp luật giao thông đi nộp phạt. Việc nộp phạt tại kho bạc Nhà nước thường được áp dụng đối với lỗi 250.000 đồng trở lên với cá nhân và 500.000 đồng trở lên đối với tổ chức.

3. Nộp phạt xử phạt giao thông qua đường bưu điện

Từ 15/6/2016, người vi phạm có thể lựa chọn phương thức nộp tiền phạt vi phạm giao thông tại các bưu cục trên cả nước, sau đó nhận lại giấy tờ bị tạm giữ chuyển qua bưu điện đến nhà qua dịch vụ bưu chính tại địa phương nơi người vi phạm cư trú, làm việc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản k Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“Điều 68. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;

Như vậy, các bạn có thể nộp phạt tại địa chỉ ghi trên biên bản xử phạt của mình hoặc nộp phạt tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

Nguồn: Luật xử phạt vi phạm hành chính.

Có thể bạn quan tâm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*